Dạ dày hay phát ra tiếng kêu có đáng lo không?
Mẹo loại bỏ ợ nóng vào ban đêm
Phòng viêm loét dạ dày bằng... cà chua
Mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản nên ăn gì?
Giảm viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cách nào?
TS.BS Manny Alvarez - Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ), trả lời:
Dạ dày có thể phát ra tiếng kêu ngay cả khi bạn đang không cảm thấy đói, đó là hiện tượng bình thường của hệ tiêu hóa. Dạ dày phát ra tiếng kêu “rộp rộp” hoặc “ọc ọc”, giới chuyên môn gọi đó là tiếng Borborygmi. Đó là do hoạt động của các lớp cơ trong dạ dày và vùng ruột tạo ra nhu động lúc thức ăn, nước và khí bị nhồi ép để được tống ra khỏi ruột.
Khoảng hai giờ sau khi dạ dày tiêu hóa hết thức ăn, não sẽ gửi tín hiệu đến các cơ của hệ tiêu hóa và tái kích hoạt quá trình nhu động. Các cơn co bóp diễn ra trong khi dạ dày trống rỗng sẽ khiến bạn cảm thấy đói. Lúc này, âm thanh phát ra từ dạ dày có thể sẽ lớn hơn.
Những người có nhiều khí trong bụng (do ăn quá nhanh hoặc nói chuyện trong bữa ăn) có thể phải nghe dạ dày “càu nhàu” nhiều hơn người khác. Những người bị chứng bất dung nạp lactose hoặc bệnh celiac cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng này.
Một nguyên nhân phổ biến gây ra tiếng kêu trong dạ dày là do bạn đã ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa. Một số loại thức ăn có thể “làm khó” hệ tiêu hóa là: Fructose và chất ngọt nhân tạo - có nhiều trong kẹo cao su và soda.
Các âm thanh phát ra từ dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc một chút ngại ngùng nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, tiếng ồn từ dạ dày cũng có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn, dạ dày kêu liên tục kèm theo chuột rút, đau bụng, buồn nôn, nôn… có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc ruột. Ngoài ra, điều này cũng có thể là hệ quả của sự phát triển quá mức các vi khuẩn đường ruột hoặc chứng bất dung nạp thức ăn (dạ dày kêu kèm theo đầy hơi và trướng bụng).
Hai mẹo đơn giản để giảm tiếng ồn phát ra từ dạ dày:
1. Hạn chế đồn uống có gas vì chúng có thể gây ra sự tích tụ khí trong ruột.
2. Đi dạo sau bữa ăn để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để tìm được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Ông cũng đảm nhiệm vai trò là Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ) từ năm 1996. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Y New York.
TS.BS Manny là thành viên tích cực tại Hội Chăm sóc trước sinh, Viện Siêu âm Hoa Kỳ, Hội Truyền máu và Cấy ghép tủy…
Năm 2004, TS.BS Manny được nhận danh hiệu “man of the year” do New Jersey SEEDS – một tổ chức giáo dục – bình chọn.
Bình luận của bạn